Thiết kế thi công nhà ở là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, uy tín từ nhà thầu đảm nhận dự án. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho chủ nhà những thông tin cơ bản về báo giá, quy trình, đồng thời đưa ra gợi ý danh sách 3 nhà thầu thiết kế, thi công nhà ở tốt nhất hiện nay.
1. Báo giá thiết kế thi công nhà ở mới nhất
Trước khi bắt tay vào xây dựng, chủ nhà cần dự trù kinh phí chi tiết để đảm bảo kế hoạch tài chính phù hợp. Việc tìm hiểu báo giá thiết kế thi công nhà ở không chỉ giúp bạn ước tính tổng chi phí đầu tư mà còn hỗ trợ lựa chọn gói thi công tối ưu theo ngân sách. Dưới đây là bảng báo giá thi công trọn gói, bao gồm các hạng mục quan trọng trong quá trình thiết kế thi công xây dựng trọn gói. Thông tin này sẽ giúp bạn so sánh giá cả, dự đoán chi phí phát sinh và đưa ra quyết định chính xác nhất.
1.1. Báo giá thiết kế thi công xây dựng theo loại công trình và diện tích
Chi phí thiết kế nhà ở không cố định mà phụ thuộc vào loại công trình, diện tích xây dựng và yêu cầu thiết kế. Chủ nhà có thể tham khảo bảng báo giá thiết kế nhà ở chi tiết dưới đây, bao gồm mức giá cho từng loại nhà phố, biệt thự và cách tính chi phí dựa trên diện tích.
STT | Loại công trình | Chiều rộng mặt tiền chính (A) | Suất đầu tư/ m2 sàn xây dựng (VNĐ) | Giá thiết kế (VNĐ/m2) |
1 | Nhà phố 1 mặt tiền | A < 4,5m | ~ 4.500.000 | ~ 64.000 – 236.000 |
2 | Nhà phố 2 mặt tiền | A < 4,5m | ~ 4.700.000 | ~ 70.000 – 255.000 |
3 | Nhà phố 3 mặt tiền | A < 4,5m | ~ 5.000.000 | ~ 74.000 – 275.000 |
4 | Nhà phố | 4,6m < A < 6m | ~ 4.800.000 | ~ 77.000 – 290.000 |
5 | Nhà biệt thự mini | 6m < A < 8m | ~ 5.500.000 | ~ 87.000 – 310.000 |
6 | Nhà biệt thự | A > 8m | ~ 6.500.000 | ~ 110.000 – 350.000 |
Lưu ý:
- Đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT
- Đơn giá thiết kế thi công nhà ở sử dụng cho nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hơn 200 m2.
- Nếu diện tích từ 100 – 174 m2, đơn giá nhân thêm với hệ số k = 1,2.
- Nếu diện tích từ 175 – 200m2, đơn giá nhân thêm với hệ số k = 1,1.
- Nếu diện tích nhỏ hơn 100m2, đơn giá nhân thêm với hệ số k = 1,4.
1.2. Chi tiết hạng mục công việc nằm trong báo giá thi công xây dựng trọn gói
Khi lựa chọn thi công xây dựng trọn gói, chủ nhà không chỉ nhận được báo giá chính xác mà còn đảm bảo toàn bộ quá trình thiết kế, thi công được thực hiện đồng bộ và tối ưu chi phí. Dưới đây là các hạng mục công việc quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về những công việc bao gồm trong dịch vụ này.
1.2.1. Hồ sơ Thiết kế Kỹ thuật thi công
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình thi công xây dựng. Các bản vẽ này giúp định hình toàn bộ kết cấu công trình, đảm bảo thi công chính xác, tiết kiệm chi phí và đúng với thiết kế mong muốn.
- Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt công trình → Hiển thị hình dáng tổng thể, tỷ lệ, chiều cao của công trình.
- Bản vẽ chi tiết kiến trúc phục vụ thi công → Bao gồm cấu tạo cửa, cầu thang, sàn, mái… để đảm bảo thi công đúng tiêu chuẩn.
- Hình ảnh phối cảnh công trình → Hỗ trợ chủ nhà hình dung tổng thể không gian sau khi hoàn thành.
1.2.2. Bản vẽ thiết kế nội thất
Nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian sống tiện nghi, thẩm mỹ. Trong báo giá, phần thiết kế nội thất bao gồm:
- Bản vẽ kết cấu chi tiết → Cấu trúc trần, sàn, tường, đảm bảo tính bền vững.
- Bản vẽ bố trí nội thất → Sắp xếp không gian hợp lý, tối ưu công năng sử dụng.
- Các bản vẽ chi tiết đồ đạc nội thất → Từng món đồ như bàn, ghế, giường, tủ… được thể hiện cụ thể.
- Bản vẽ dự toán chi tiết → Tính toán chi phí nguyên vật liệu, thi công nội thất.
- Bản vẽ 3D → Giúp chủ nhà dễ dàng hình dung thiết kế trước khi thi công thực tế.
1.2.3. Các hạng mục khác
Ngoài phần thiết kế kiến trúc & nội thất, báo giá thi công trọn gói còn bao gồm các hạng mục quan trọng khác nhằm đảm bảo chất lượng công trình và tối ưu quá trình thi công.
- Bản vẽ kỹ thuật điện nước → Hệ thống điện, nước được thiết kế an toàn, tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ giám sát thi công → Đảm bảo công trình được xây dựng đúng thiết kế, tránh sai sót kỹ thuật.
- Tư vấn về phong thuỷ → Điều chỉnh hướng nhà, cách bố trí không gian theo yếu tố phong thuỷ.
- Lập hồ sơ xin phép thi công → Hỗ trợ chủ nhà hoàn thiện thủ tục pháp lý để đảm bảo công trình đúng quy định.
Hình ảnh phối cảnh của công trình
Với dịch vụ thiết kế nhà nói trên, bạn có thể tham khảo báo giá bản vẽ thiết kế nhà 2 tầng để hiểu hơn về cách xác định chi phí. Nhà 2 tầng cũng là một kết cấu hợp lý cho các ngôi nhà phố có diện tích đất hạn chế
1.3. Bảng báo giá chi tiết cho từng hình thức thi công nhà ở
Chi phí xây dựng nhà ở có thể linh hoạt tùy theo hình thức thi công nhà mà chủ nhà lựa chọn. Hiện nay, có ba phương án thi công phổ biến gồm:
- Thi công phần thô: Bao gồm xây dựng khung nhà, móng, sàn, cột, tường và mái, giúp đảm bảo kết cấu vững chắc.
- Thi công hoàn thiện: Bao gồm các công đoạn như sơn, lát sàn, lắp đặt hệ thống điện nước, cửa, nội thất cơ bản.
- Thi công trọn gói: Nhà thầu đảm nhận toàn bộ quy trình từ xây thô đến hoàn thiện, giúp tiết kiệm thời gian và kiểm soát ngân sách hiệu quả.
Dưới đây là bảng báo giá thiết kế thi công nhà ở chi tiết cho từng hình thức thi công:
Công việc | Đơn giá |
Thi công phần thô | ~ 3.400.000 – 4.500.000 đ/m2 |
Thi công phần hoàn thiện | ~ 2.000.000 – 2.500.000 đ/m2 |
Thi công trọn gói | ~ 5.300.000 – 6.800.000/m2 |
Với thi công hoàn thiện, bạn sẽ cần lưu ý tới chi phí cho phần nội thất. Nội thất thể hiện gu thẩm mỹ, phong cách của chủ nhà và là điều bắt buộc khi thi công hoàn thiện. Hiện nay, các căn nhà phố được thiết kế phổ biến là nhà phố 2 tầng, do đó bạn có thể đọc thêm về chi phí nội thất nhà 2 tầng để lên kế hoạch hợp lý.
2. Quy trình thiết kế thi công nhà ở
Để có được một ngôi nhà đẹp, bền và phù hợp với nhu cầu của chủ nhà, cần phải trải qua nhiều bước khác nhau, từ lên kế hoạch, thiết kế, xin phép xây dựng, đến thi công và nghiệm thu. Chủ nhà có thể tham khảo quy trình thiết kế thi công nhà ở cơ bản với 8 bước dưới đây:
Bước 1: Lên kế hoạch xây nhà
Chủ nhà cần lên ý tưởng về ngôi nhà mơ ước của mình, bao gồm kiểu dáng, diện tích, số tầng, số phòng, chức năng, phong cách và màu sắc. Ngoài ra, chủ nhà cũng cần dự trù ngân sách cho việc xây nhà, bao gồm chi phí cho thiết kế, giấy tờ, vật liệu, nhân công và các chi phí khác. Ngân sách xây nhà cần phải hợp lý và có dự phòng để tránh bị thiếu hụt hoặc lãng phí.
Chủ nhà cần lên ý tưởng về ngôi nhà mơ ước của mình, bao gồm kiểu dáng, diện tích, số tầng, số phòng, chức năng, phong cách và màu sắc
Bước 2: Lựa chọn nhà thầu thiết kế
Sau khi có ý tưởng và ngân sách xây nhà, chủ nhà cần tìm kiếm và lựa chọn một nhà thầu thiết kế uy tín và chất lượng để thực hiện ý tưởng của mình. Nhà thầu thiết kế cần có kinh nghiệm, sáng tạo và hiểu biết về các quy định pháp lý liên quan đến xây dựng.
Bước 3: Hoàn thiện bản vẽ xây dựng nhà ở
Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn sẽ bao gồm các bản vẽ sau:
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc
- Bản vẽ thiết kế kết cấu
- Bản vẽ thiết kế hệ thống kỹ thuật
- Bản vẽ thiết kế ngoại thất
- Bản vẽ thiết kế nội thất
- Bản vẽ dự toán giá thành công trình
Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cần có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (điện – nước)
Bước 4: Xin giấy phép xây dựng:
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng bao gồm:
- Đơn xin cấp phép xây dựng
- Bộ bản vẽ (Mặt bằng, M&E) x 2 bản
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao sổ đỏ)
- Phương thức thi công đảm bảo an toàn (trong 1 số trường hợp)
Bước 5: Lựa chọn nhà thầu thi công
Sau khi có giấy phép xây dựng, chủ nhà cần tìm kiếm và lựa chọn một nhà thầu thi công có uy tín và chất lượng để thực hiện công việc xây dựng theo bản vẽ đã được duyệt. Nhà thầu thi công cần có đội ngũ thợ thi công lành nghề, trang thiết bị hiện đại và đảm bảo an toàn lao động.
Chủ nhà nên tham khảo các công trình đã thi công của nhà thầu để đánh giá một cách khách quan nhất về năng lực của nhà thầu. Khi đàm phán, chủ nhà và nhà thầu thi công cần có sự giao tiếp và thống nhất về các điều khoản hợp đồng, tiến độ và chất lượng công việc.
Sau khi có giấy phép xây dựng, chủ nhà cần tìm kiếm và lựa chọn một nhà thầu thi công có uy tín và chất lượng để thực hiện công việc xây dựng
Bước 6: Thi công xây nhà phần ngầm và thô
Thi công xây nhà phần ngầm và phần thô thường sẽ bao gồm các hạng mục công việc sau:
- Động thổ, đào móng, ép cọc
- Thi công phần móng và các công trình ngầm
- Thi công phần khung nhà: sàn nhà, cột, tường, cầu thang,…
- Xây thô và chạy đường ống điện, nước, internet, chèn khuôn cửa,…
- Làm mái.
Bước 7: Thi công xây nhà hoàn thiện
Sau khi hoàn thiện phần thi công thô, căn nhà sẽ được tiến hành thi công xây hoàn thiện với các hạng mục như:
- Cán nền/ lát sàn
- Trát tường
- Lát gạch nền
- Sơn bả
- Lắp đặt hệ thống điện nước
- Lắp đặt nội thất
- Làm vệ sinh nhà sạch sẽ trước khi dọn đến ở
Bước 8: Nghiệm thu, bàn giao
Nghiệm thu là quá trình đánh giá và xác nhận chất lượng công trình để có thể vận hành an toàn. Công việc này cần được thực hiện với tất cả các hạng mục thi công, từ khi xây dựng cơ bản đến khi hoàn tất nội thất. Chủ nhà (và giám sát công trình) sẽ kiểm tra xem đơn vị thi công có tuân thủ bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
Nghiệm thu là quá trình đánh giá và xác nhận chất lượng công trình để có thể vận hành an toàn
Bên cạnh việc hiểu 8 bước kể trên, chủ nhà cũng cần tham khảo kinh nghiệm thuê thiết kế thi công nội thất từ bạn bè người quen hoặc chuyên gia,.. Điều này giúp tiết kiệm tối đa chi phí và đảm bảo công trình vận hành trơn tru.